PHÂN MKP- KH2PO4 -được sử dụng ở các giai đoạn sinh trưởng cần hàm lượng lân và kali cao. Đối với cây trồng trong tình trạng thiếu lân nhưng thừa đạm nên không thể sử dụng phân DAP hay MAP vì hai loại phân này đều ở dạng muối của đạm amoni và lân thì phân MKP là giải pháp phù hợp. Cùng Funo.vn tìm hiểu phân MKP có tác dụng gì?
1. Phân bón MKP- KH2PO4 là gì?
PHÂN MKP- KH2PO4 có tên đầy đủ là Monopotassium photphat. Loại phân này chứa hai chất dinh dưỡng đa lượng là lân và kali. Là một loại phân bón không chứa đạm, phân bón MKP là nguồn cung cấp lân và kali được ưu tiên khi cần hạn chế phân đạm.
Ví dụ, vào đầu mùa sinh trưởng, khi lượng lân và kali cần thiết ở mức cao để hình thành hệ thống rễ. Việc bón phân MKP vào các giai đoạn sản xuất của cây ăn quả giàu đường giúp tăng hàm lượng đường và cải thiện chất lượng của chúng.
Vì đặc tính tan hoàn toàn trong nước nên phân MKP rất thích hợp để phun qua lá hoặc tưới nhỏ giọt. Phân MKP có tính axit vừa phải, do đó máy bơm phân bón hoặc thiết bị tưới tiêu không bị ăn mòn khi sử dụng loại phân này. Điều tuyệt vời là phân MKP gần như là loại phân lân đơn duy nhất dành cho canh tác giá thể.
PHÂN MKP- KH2PO4 được sản xuất nhờ phản ứng của axit photphoric với kali cacbonat.
2. Thành phần dinh dưỡng của phân PHÂN MKP- KH2PO4
Phân bón MKP chứa nồng độ cao hai chất dinh dưỡng là lân (P2O5: 52%) và Kali (K2O: 34%) cần thiết cho sinh trưởng và sự phát triển của cây. Vì hàm lượng dinh dưỡng cao nên phân bón MKP rất được ưa chuộng.
Phân MKP cũng không chứa clorua, natri và các nguyên tố bất lợi khác, nên rất thích hợp với cây trồng nhạy cảm với clorua như: Cafe, sầu riêng, khoai tây, hạnh nhân, quả óc chó và cam quýt, thuốc lá, chè,…
3. Tính chất vật lý và hóa học của phân MKP
Công thức hóa học: KH2PO4
Phân bón MKP là muối vô cơ, dạng tinh thể, màu trắng.
Độ hòa tan trong nước của phân MKP là: 226 g/L (20°C) và 335 g/L (40ºC)
Độ dẫn điện (EC) tăng lên đáng kể khi sử dụng ở nồng độ cao. Tuy nhiên, phân MKP có chỉ số muối thấp, nên rủi ro gây bỏng lá là rất thấp.
Nồng độ (g/L) | 1 | 2 | 3 | 10 | 50 |
EC (mS/cm) | 0.86 | 1.66 | 2.5 | 7.4 | 27.8 |
Độ pH thấp vừa phải hầu như không đổi ở các nồng độ khác nhau
Nồng độ (g/L) | 1 | 2 | 3 | 10 | 50 |
pH | 4.7 | 4.6 | 4.6 | 4.4 | 4.2 |
Vì thành phần hóa học là P2O5: 52% và K2O: 34% nên phân MKP thường được dán nhãn phân MKP 0-52-34.
4. Phân PHÂN MKP- KH2PO4 có tác dụng gì?
a. Phân MKP kích thích sự phát triển của rễ
Sử dụng phân bón lá MKP là cách bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng ở các giai đoạn tăng trưởng khi cần hàm lượng lân và kali cao. Đặc biệt, vào thời kỳ cây con có 4-6 lá, phân MKP giúp hệ thống rễ phát triển sớm, tăng cường hấp thu nước và các chất dinh dưỡng.
Trong môi trường bị ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ, phun phân bón lá MKP có tác dụng kích thích ra rễ non, giúp cây mau hồi phục. Ở đầu mùa mưa nên ѕử dụng phân bón lá MKP để thúc đẩу hình thành bộ rễ chắc khỏe, chống chịu ᴠới thời tiết bất lợi ᴠà nấm bệnh gâу hại.
b. Phân MKP giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản
Phân MKP còn giúp tăng chất lượng nông sản: tăng trọng lượng trái, củ; kích thích trái to; cải thiện ngoại quan, khả năng kháng bệnh, thời gian bảo quản của trái cây và rau quả; tăng độ đường (ngọt).
Dinh dưỡng kali đặc biệt có ý nghĩa đối với cây lương thực vì enzyme chịu trách nhiệm tổng hợp tinh bột được kích hoạt bởi kali. Do đó, nếu lượng kali không đủ, hàm lượng tinh bột giảm đáng kể.
Dinh dưỡng lân và kali cũng làm tăng độ ngọt của trái cây bằng cách tăng tích lũy đường, tăng đồng độ chất rắn hòa tan và giảm tích lũy axit citric.
c. Tạo mầm hoa bằng phân MKP, kích thích ra hoa nghịch ᴠụ
Bón thúc tạo mầm hoa trước khi ra hoa có vai trò rất quan trọng. Quá trình này giúp cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn tạo mầm ra hoa, ngăn sự xuất hiện của lá mới, giúp lá già nhanh hơn, tăng cường sự tạo mầm, kích ra hoa nhanh.
Phân lân đóng một vai trò thiết yếu trong việc tăng cường khả năng sinh sản của thực vật, bao gồm cả sự hình thành hoa và hạt. Phân bón ở giai đoạn này cần phải có lân, Kali cao và đạm thấp khi bón vào gốc. Khi phun lá thì nên bổ sung hàm lượng lân cao và thêm một lượng ít Kali, không bổ sung đạm.
Do thành phần chứa lân và kali cao nên phân MKP giúp kích thích cây phát triển đọt non; ra hoa tập trung; tỷ lệ đậu trái cao; hạn chế rụng hoa và quả non.
d. Chặn đọt sầu riêng bằng MKP, tránh rụng trái non
Sầu riêng là cây trồng mang lại giá kinh tế cao cho bà con nông dân hiện nay. Chu trình sinh lý tự nhiên của sầu riêng là ra đọt tầm 3-4 tháng/lần và giai đoạn ra đọt sẽ hay bị trùng với giai đoạn đậu trái non (giống sầu riêng dona). Nếu không chủ động xử lý chặn đọt sầu riêng thì đọt non cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, từ đó xảy ra tình trạng rụng trái non.
Phân bón MKP là loại phân phổ biến, được sử dụng rộng rãi khi cần ức chế đọt. Ưu điểm của loại phân này là hiệu quả và khá an toàn cho cây. Hàm lượng Kali cao giúp kìm hãm sự phát đọt. Khi kết hợp thêm dinh dưỡng lân cao sẽ giúp lá già nhanh, từ đó phân MKP chặn đọt sầu riêng hiệu quả hơn.
e. Phân bón lá MKP giúp tăng khả năng chống chịu mầm bệnh
Một lợi ích khác khi sử dụng phân bón lá MKP là tăng sự bảo vệ toàn thân chống lại các mầm bệnh trên lá như: bệnh phấn trắng; bệnh gỉ sắt; bệnh cháy lá; bệnh thán thư; đốm vi khuẩn,…
Phun dung dịch 1% phân bón lá MKP cộng với Triton X-100 (0,025%), một loại thuốc diệt nấm ức chế sinh tổng hợp sterol (SI) và xử lý xen kẽ phân lân và thuốc diệt nấm SI đã ức chế sự phát triển của bệnh phấn trắng nấm Sphaerotheca pannosa trên quả và lá.
Kết hợp sử dụng PHÂN MKP- KH2PO4 vào chương trình phun giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm lượng thuốc BVTV cần sử dụng nên tiết kiệm chi phí. Sử dụng phân MKP còn giúp giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, đảm bảo sức khoẻ cho nông dân và người tiêu dùng.
f. Phân MKP gần như là loại phân lân đơn duy nhất dành cho canh tác giá thể
Đối với canh tác trên môi trường giá thể, loại đạm khuyến cáo được sử dụng là đạm nitrat. Vì đạm amoni hoặc ure sẽ làm rối loạn pH, đồng thời sinh khí NH3 gây cháy rễ. Tuy nhiên, hầu hết các dạng kết hợp của lân trong phân bón đều ở dạng amoni photphat, ví dụ như phân MAP (Monoamoni phosphate) và DAP (Diamoni phosphat). Vì vậy, PHÂN MKP- KH2PO4 (Monopotassium photphat) gần như là loại phân lân duy nhất cho canh tác giá thể.
5. Các sản phẩm phân MKP phổ biến nhất hiện nay
PHÂN MKP- KH2PO4 trên thị trường có rát nhiều loại, tuy nhiên bà con nông dân có thể lựa chọn những nhà cung cấp lớn, có uy tín như:
– Phân MKP Yara
– Phân MKP Haifa
– Phân MKP ICL
– Phân CYTOBASE MKP
6. Cách sử dụng phân bón PHÂN MKP- KH2PO4 cho từng loại cây trồng
a. Sử dụng phân bón MKP với cây rau màu
- Sử dụng phân bón lá MKP nồng độ 1,0% khi ra lá non cho hầu hết các loại cây trồng. Trên các lá trưởng thành và các cây trồng chống chịu tốt hơn, có thể áp dụng nồng độ 2,0%.
Rau ăn quả: dưa hấu, dưa leo, cà chua, khổ qua,…
Liều lượng: 1 – 2 g/L
Phun khi mới bắt đầu trổ hoa và lúc mang trái non cho đến khi thu hoạch.
Phun định kỳ 14 ngày/lần.
Rau ăn lá: các loại rau, hành, tỏi,…
Liều lượng: 1 – 2 g/L
Phun trên vườn ươm trước khi trồng và sau khi trồng khoảng 14 ngày.
Phun định kỳ 14 ngày/lần.
- Phân MKP có thể sử dụng trong hệ thống tưới. Tuy nhiên, ở những môi trường giá thể khác nhau sẽ có nồng độ sử dụng khác nhau.
Loại cây trồng/giá thể Giá thể trơ (hạt đất nung, sỏi nhẹ,…) Vật liệu hữu cơ Dưa leo 11 g/L 16g/L Cà tím 5g/L 17g/L Cà chua 17 g/L 20 g/L Ớt chuông 17 g/L 17 g/L b. Sử dụng phân bón MKP với cây cây ăn quả
- Đối với cây ăn trái, phân bón lá MKP đặc biệt cần thiết trong suốt giai đoạn trổ hoa và trước khi thu hoạch.
Cây ăn trái: nho, chôm chôm, táo, xoài, cam, quýt,…
Liều lượng: 2 – 5 g/L
Bắt đầu phun trước khi trổ hoa (giai đoạn ra lá lụa)
Phun định kỳ 10 ngày/lần trong khoảng 60 ngày. Kết thúc lần phun cuối vào lúc đậu hoa.
- Đối với những cây trồng công nghệ cao: dưa lưới, dâu tây,… thường được trồng trên các loại giá thể khác nhau kết hợp hệ thống tưới sẽ có cách sử dụng MKP riêng biệt.
Loại cây trồng Giá thể trơ (hạt đất nung, sỏi nhẹ,…) Vật liệu hữu cơ Dưa lưới 11 g/L 11 g/L Dâu tây 10g/L
c. Sử dụng phân bón MKP với cây lương thực
- Cây lúa
Liều lượng: 5- 10g/L
Khi cây lúa bị ngộ độc phèn hay hữu cơ
Khi lúa tượng đòng và trước trổ 7 – 10 ngày.
Phun 2 lần/1 vụ. Lần 1 trước khi trổ 7 ngày. Lần 2 lặp lại sau 10 – 12 ngày. Phun 4 – 5 bình 8 lít/1000m2. Giúp lúa trổ đều chắc hạt và không bị lép.
- Xử lý hạt giống
Liều lượng: 25 g/L
Phun đều cho 40kg hạt lúa giống.
Hạt giống được xử lý sau ủ 24 giờ.
d. Sử dụng phân bón MKP với cây công nghiệp
- Tiêu, cà phê
Liều lượng: 5 – 10g/L
Phun trước khi trổ hoa, phun lặp lại sau khi trổ hoa.
Phun định kỳ 10 ngày/lần.
e. Sử dụng phân bón PHÂN MKP- KH2PO4 với cây, hoa cảnh
- Hoa cắt cành, hoa chậu:
Liều lượng: 2.5 – 5g/L
Phun trên lá sau khi sau khi trồng 14 ngày hoặc lúc nụ hoa mới hình thành.
Phun định kỳ 14 ngày/lần.
7. Lưu ý khi sử dụng phân bón PHÂN MKP- KH2PO4
KH2PO4 tương thích với hầu hết các loại thuốc trừ sâu và phân bón thông dụng. Tuy nhiên không nên trộn lẫn với phân bón chứa thành phần Canxi và Magie. Nếu muốn bón phân MKP kết hợp với phân Canxi hoặc Magiê, bà con nông dân nên sử dụng hai thùng phân bón. Khi hệ thống chỉ bao gồm một bể chứa, hãy bón phân vào các thời điểm khác nhau.
Khi sử dụng kết hợp MKP với các dinh dưỡng vi lượng thì sắt, mangan, kẽm và đồng phải ở dạng chelate để tránh nguyên tố vi lượng bị oxy hóa, kết tủa và cố định trong một số điều kiện nhất định.
MKP không chứa chất đạm nên dễ dàng điều chỉnh lượng đạm theo nhu cầu của cây trồng.
Khi sử dụng phân bón lá MKP: không phun lúc trời nắng gắt hoặc khi cây đang ra hoa rộ. Bà con nông dân nên phun ướt đẫm tán lá, cành cây.
Hướng dẫn bảo quản:
+ Cột kín bao bì khi không sử dụng, lưu trữ nơi khô ráo thoáng mát.
+ Mang bao tay và khẩu trang khi sử dụng phân bón.
+ Không được để chung phân MKP với các hợp chất hữu cơ, lưu huỳnh hoặc chất khử trong khi bảo quản và vận chuyển.
mua PHÂN MKP- KH2PO4 ở đâu ? mua hóa chất PHÂN MKP- KH2PO4 ? phân bón PHÂN MKP- KH2PO4