1. Phèn nhôm sunfat
– Công thức hóa học: Al2(SO4)3.18H2O
– Đây là chất keo tụ được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam
2. Cơ chế keo tụ của phèn nhôm
Khi dùng phèn nhôm làm chất keo tụ sẽ xảy ra phản ứng thuỷ phân:
Al2(SO4)3 + 6H2O = 2Al(OH)3 + 6 H+ +3SO42-
Khi độ kiềm của nước thấp, cần kiềm hóa nước bằng NaOH. Liều lượng chất kiềm hóa tính theo công thức:
Pk = e1x(Pp /e2 – Kt + 1)x100/c (mg/l)
Trong đó:
Pk : Hàm lượng chất kiềm hóa (mg/l)
Pp : Hàm lượng phèn cần thiết dùng để keo tụ (mg/l)
e1, e2 : Trọng lượng đương lượng của chất kiềm hóa và của phèn, (mg/mgđl)
với e1 = 40 (NaOH) ; e2 = 57 (Al2(SO4)3)
Liều lượng phèn để xử lý nước đục lấy theo TCXD – 33:2006 như sau:
Hàm lượng cặn của nước
nguồn (mg/l) |
Liều lượng phèn
không chứa nước (mg/l) |
đến 100 | 25 – 35 |
101 – 200 | 30 – 40 |
201 – 400 | 35 – 45 |
401 – 600 | 45 – 50 |
601 – 800 | 50 – 60 |
801 – 1000 | 60 – 70 |
1001 – 1500 | 70 – 80 |
3. Những lưu ý khi sử dụng phèn nhôm
– pH hiệu quả tốt nhất với phèn nhôm là khoảng 5,5 – 7,5.
– Nhiệt độ của nước thích hợp khoảng 20 – 40oC.
– Ngoài ra, cần chú ý đến: Các thành phần ion có trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng…
4. Khi sử dụng phèn nhôm:
– Về mặt năng lực keo tụ ion nhôm (và cả sắt(III)), nhờ điện tích 3+, có nănglực keo tụ thuộc loại cao nhất (quy tắc Shulz-Hardy) trong số các loại muối ít độc hại mà loài người biết.
– Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường và khá rẻ.
– Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản, dễ kiểmsoát, phổ biến rộng rãi.