NITRO CELLULOSE là hóa chất được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất sơn, mực in. Hóa chất này khá quen thuộc, được sử dụng nhiều do những tính chất vật lý lẫn tính hóa học mang đến nhiều tác dụng hiệu quả. Để biết thêm về nitrocellulose chúng ta có thể xem bài viết sau.
|
Nitro cellulose là gì?
Nitro cellulose viết tắt là NC (còn được gọi là xenluloza nitrit), ngoài ra còn những tên gọi tiếng Việt như bông 300s hoặc bông 800s. Nitrocellulose là một hợp chất dễ cháy được hình thành bằng xenlulozo nitơ thông qua tiếp xúc với axit nitric hoặc một chất nitrat hóa mạnh. Trước khi được sử dụng làm chất xúc tác hoặc chất nổ thấp, ban đầu nó được gọi là guncotton.
Những tính chất của nitro cellulose
Ở giai đoạn khô Nitro cellulose được xem là chất nổ. V
Một số tính chất nổi bật của Nitrocellulose:
- Nitro cellulose hòa tan cực tốt trong nhiều loại dung môi.
- Xenluloza nitrit khi hòa tan sẽ tạo gel và có độ nhớt nhất định, tùy thuộc vào lượng NC và dung môi hòa tan. Lúc này, Nitro cellulose sẽ trở thành dung dịch có độ đục vừa và không màu.
- Cồn không phải dung môi của Nitrocellulose, nhưng cồn có thể làm chất kết hợp cho NC và một dung môi khác.
- Nitrocellulose có tốc độ bay hơi nhanh và độ khô cao.
- Nitrocellulose còn được biết đến như một chất tạo màng có hiệu quả cao.
- Dễ sử dụng và có ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp.
- Nitrocellulose không có tính dẻo nhiệt.
Khuyết điểm khi sử dụng Nitrocellulose là độ bền của chúng khá kém khi dùng để phủ bóng.
NITRO CELLULOSE được ứng dụng vào những ngành nào?
Nitrocellulose đa phần ứng dụng nhiều vào ngành sơn. Tùy thuộc vào tỉ lệ pha, sẽ cho ra nhiều loại Nitrocellulose. Và mỗi loại Nitrocellulose sẽ có ứng dụng tương đương vào loại sơn nào.
Nitrocellulose loại SS 1/8,1/4,1/2,20 thường được sử dụng trong công nghệ in ấn, chế tạo thành loại mực đặc biệt để in lên ống đồng, hoặc có thể in mềm dẻo.
Nitrocellulose loại RS 1/16, ⅛ sẽ được dùng làm Lacquer nghĩa là sơn mài trên các loại gỗ, hoặc trên giấy cứng, những vật liệu rắn hoặc được cấu tạo bởi nhiều phân tử rắn.
Nitrocellulose RS 1/4, ⅜ cũng là một loại sơn dùng trên những bề mặt chất rắn, nó cũng có thể làm một lớp sơn phủ mỏng bên ngoài cho giấy, Nitrocellulose có mặt trong lớp sơn quét, hoặc loại sơn dành cho gỗ.
Nitrocellulose loại RS ½ sẽ dùng trong các loại sơn gỗ và sơn lên bề mặt kim loại như sơn xe hơi, sơn phủ lên giấy, độ bền của sơn với loại Nitrocellulose này sẽ cao hơn những loại Nitrocellulose khác.
>> Xem thêm: Natri Sunphat
>> Xem thêm: Nước Javen
Nitrocellulose được ứng dụng nhiều trong ngành sơn
Nitrocellulose RS 5 sẽ dùng trong sơn máy bay, tạo hình kiểu sơn như sơn nứt, sơn giả da. Sơn giả da là các loại sơn giả cẩm thạch trên các nền bê tông, giả đá granite, giả đá, giả gỗ v…v…. Nhìn chung các loại sơn giả da tùy thuộc vào công thức từng loại và dùng Nitrocellulose với tỷ lệ thích hợp.
Nitrocellulose loại RS 20 cũng dùng cho sơn máy bay và sơn lên bề mặt chất rắn kim loại, dùng để sơn giả da. Lớp sơn dày và chắc chắn, phủ được nhiều lớp.
Nitrocellulose loại RS 40, 80 dùng trong các loại sơn dạng nhúng. Tạo hình cho bề mặt kim loại, gỗ, nhựa. Lớp sơn được để trên mặt nước, dùng loại sơn này, bạn có thể tạo hình khớp với vật liệu qua thao tác nhúng. Và lớp sơn này, được dùng cực mỏng.
Chính Nitrocellulose đã giúp sơn có độ mỏng thích hợp và tạo được nhiều mẫu mã, sử dụng trong sơn giả da nhưng với mức độ phủ nhẹ hơn những loại Nitrocellulose khác.
Nitrocellulose RS 120, RS 1000 được dùng như lớp phủ ánh sáng của đèn huỳnh quang, đèn neon. Tùy theo loại đèn neon và sức tỏa nhiệt nhà sản xuất sẽ dùng Nitrocellulose loại nào.
Nitrocellulose là hóa chất có lợi cho ngành công nghiệp nước sơn. Có Nitrocellulose sự sáng tạo trong việc chế tạo ra vật liệu sơn mới ngày càng nhiều. Tính chất mau khô của Nitrocellulose cũng chính là lợi thế nhưng cũng là bất lợi nếu chúng ta không bảo quản Nitrocellulose kĩ lưỡng. Để an toàn khi lưu trong Nitrocellulose bạn nên chú ý bảo quản đúng cách. Đồng thời tìm hiểu Nitrocellulose mua ở đâu để có hóa chất đúng chất lượng.
Lưu ý về cách bảo quản NITRO CELLULOSE
Bảo quản Nitrocellulose
Nitrocellulose là một hóa chất dễ bay hơi, nên cần phải bảo quản trong thùng kín, trước và sau khi sử dụng nên được đậy kín.
Nên bảo quản Nitrocellulose trong nhà kho với nhiệt độ thích hợp, từ 26 độ C đến 30 độ C. Sở dĩ phải để ở nhà kho và không nên gần nơi ở là vì tính chất bắt nhiệt của Nitrocellulose.
Khi ở dạng khô Nitrocellulose khá dễ dàng bị cháy nổ. Và ngay khi đã chuyển thành dung dịch Nitrocellulose cũng còn mang tính chất đó. Đây là hóa chất rất dễ bắt lửa và lực nổ khá lớn. Vì thế bạn hãy cẩn thận khi lưu trữ hàng hóa Nitrocellulose.
Thêm nữa, các thành phần sơn hoàn toàn là những chất dễ cháy. Bạn nên tránh những nơi gần lửa, nơi có tia lửa như cơ sở xây dựng. Nếu có hoạt động sửa chữa hãy di chuyển Nitrocellulose ra một địa điểm khác. Vì chỉ cần một tia lửa nhỏ vẫn có thể gây ra một vụ nổ. Nitrocellulose bắt lửa vô cùng bén.
Lưu ý khi sử dụng Nitrocellulose
Khi sử dụng Nitrocellulose hãy mang găng tay, khẩu trang, mắt kính và các dụng cụ bảo hộ cần thiết. Không nên tiếp xúc da tay trực tiếp vào Nitrocellulose