Mạ đồng là gì?
Cũng như công nghệ xi mạ nói chung, mạ đồng là quá trình tạo ra một lớp đồng kim loại phủ đều lên bề mặt kim loại nhằm bảo vệ kim loại trước sự tác động của thời tiết, khí hậu và điều kiện môi trường không thuận lợi.
Nhờ có “tấm áo khoác” này, vật liệu sẽ tránh được hiện tượng oxy hóa, mài mòn và hoen gỉ giúp sản phẩm bền đẹp dài lâu hơn.
Quy trình mạ đồng lên kim loại tiêu chuẩn chất lượng
Kỹ thuật mạ đồng đang được thợ gia công vận dụng hiện nay bao gồm mạ đồng giả cổ, mạ đồng thau, mạ đồng đỏ và mạ đồng trang trí.
Và để tạo ra một lớp xi mạ đồng bóng nhẵn, đều đẹp và bền bỉ, người công nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn dưới đây:
Thứ 1: Chuẩn bị vật liệu thi công
Thứ 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt vật liệu giúp tăng độ bám dính cho lớp xi mạ
Thứ 3: Tẩy dầu siêu âm và rửa sạch vật liệu một lần nữa
Thứ 4: Tẩy dầu điện hóa
Thứ 5: Mạ lót bằng hóa chất niken
Thứ 6: Mạ đồng
Thứ 7: Kiểm tra lớp xi mạ kỹ càng để chắc chắn không xảy ra bất kì lỗi sai nào.
HÓA CHẤT MẠ ĐỒNG
– Đồng xyanua :
Khả năng chịu tạp chất cao
– Hóa chất xi mạ đồng pyrophotphat :
Hiệu suất dòng điện đạt 98%, áp dụng mật độ dòng điện cao có thể rút ngắn thời gian mạ
– Đồng sulfat : Mạ quay
– Đồng bi :
Đồng phốt pho có đặc tính mạ chất lượng cao và được sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng mạ đòi hỏi khắt khe.
Sự tan chảy không có oxy trong quá trình đúc.
Hàm lượng phốt pho cho các cực dương 0,04-0,06% mà vẫn đảm bảo tính nhất quán từ bể này sang bể khác.
Đồng Cực dương đồng phốt pho được sử dụng trong bể mạ đồng axit