1. Toluen là gì?
Toluen được phát hiện bởi Ps.Pelletie và P.Walter vào năm 1037 khi 2 ông điều chế khí than từ nhựa thông.
Tên Toluen được bắt nguồn từ Toluol viết tắt “TOL” – nhựa cây Balsam ở vùng Nam Mỹ. Toluen là hợp chất thuộc dãy đồng đẳng Benzen có công thức phân tử là C7H8, còn gọi là Metyl Benzen hay Phenyl Metan
2. Tính chất vật lý
– Dung môi Toluen là một chất lỏng trong suốt, độ nhớt thấp.
– Toluen rất ít tan trong nước, nó có thể tan lẫn hoàn toàn với hầu hết các dung môi hữu cơ như rượu, Ete, Xeton…
– Toluen là dung môi dễ cháy.
3. Tính chất hóa học
Phân tử Toluen gồm 2 phần: Vòng benzene và gốc Ankyl. Vì vậy tính chất của nó bao gồm tính thơm của vòng benzene và tính no của gốc. Tuy nhiên tính chất của vòng Benzen và gốc Ankyl bị biến đổi do ảnh hưởng tương hổ giữa hai phần đó.
4. Các phản ứng hóa học cơ bản của Toluen:
– Phản ứng thế
– Phản ứng cộng
– Phản ứng Oxi hóa
5. Ứng dụng của Toluen
– Dung môi Toluen là một Hydrocacbon thơm được sử dụng rỗng rãi trong ngành công nghiệp, thường để thay thế cho Benzen
– Toluen được dùng chủ yếu trong các ứng dụng cần khả năng hòa tan và độ bay hơi cao nhất. Như trong sản xuất nhựa tổng hợp, sơn xe hơi, sơn đồ đạc trong nhà và sơn tàu biển.
– Toluen có khả năng hòa tan mạnh nên nó được dùng trong sản xuất keo dán và chất kết dinh.
– Toluen cũng được dùng làm chất pha loãng và là một thành phần trong chất tẩy rửa, trong sản xuất Benzen và được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, dệt may và nhiều ngành công nghiệp khác.
– Trong ngành hóa sinh, người ta dùng Toluen để tách Hemogloben từ tế bào hồng cầu. Toluen còn được ứng dụng trong điều chế TNT.
6. Tinh chế
– Toluen tinh khiết chứa ít hơn 0,01% benzene trong khi đó sản phẩm dung môi Toluen trong công nghiệp có thể chứa khoảng đến 25%
– Toluen có thể tinh chế bằng cách sử dụng các hợp chất như CaCl2, CaSO4, P2O5 hay Na để tách nước
– Ngoài ra kỹ thuật chưng cất chân không hoặc sử dụng Benzophenon cũng được sử dụng phổ biến.
7. Điều chế
– Chủ yếu chiết xuất từ nhựa than đá hoặc dầu mỏ bằng phương pháp Reforming xúc tác (chiếm khoảng 87%) hay Cracking hơi nước.
– Ngoài ra còn được điều chế từ Ankan, hoặc Xicloankan.
8. Nồng độ cho phép
Theo tiêu chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp QCVN 20:2009 với một số chất hữu cơ thì nồng độ cho phép tối đa của dung môi Toluen trong không khí là 750 g/Nm.
9. Một số thông số của Toluen
– Phân tử gam 92,14 g/mol.
– Bề ngoài chất lòng không màu
– Độ hòa tan trong nước 0,053 g/mol ml (20-25oC)
– Trong Etanol, Aceton, hexan, diclometan có thể trộn lẫn hoàn toàn
– Nhiệt độ nóng chảy -93oC (180K)/(-135,4oF)
– Nhiệt độ sôi 110,6oC (383,8 K)/231,08oF
– Nhiệt độ tới hạn 320oC (593 K)/608oF
– Độ nhớt 0,590 CP ở 20oC/68oF
– Momen lưỡng cực 0,36 D