Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0913.466.262
Hotline: 0913.466.262

Sodium Silicate – Thủy tinh lỏng – là gì ?

Cách Tạo Nên Thủy Tinh Lỏng

Thủy tinh lỏng (na2sio3) là thành phần chính trong ngành sản xuất các sản phẩm làm từ sodium là gì?. Để có thể sản xuất được các loại chai lọ hay những chai thủy tinh đựng nước thường ngày sử dụng, hay vật dụng bằng thủy tinh thì hóa chất này chính là thành phần không thể vắng mặt. 

Thông tin đặc trưng của các thành phần làm chai thủy tinh từ Sodium Silicate:

  • Công thức hóa học: Na2SiO3
  • Hàm lượng: SiO 26% min
  • Độ pH: 12,8%
  • Modun: 2,6-2,9
  • Tỷ trọng: 1,40- 1,42g/cm3

Đối với điều kiện thời tiết thông thường có thể tạo ra phản ứng với kiềm, axit, axit cacbonic hay tạo kết tủa axit silicsic dạng keo đông tụ.

Để bảo quản tốt sản phẩm, cần giữ kín tránh tiếp xúc không khí vì nếu tiếp xúc khả năng cao sẽ bị phân rã cực kì nhanh.

Ứng dụng thủy tinh lỏng có thể dùng trong hủ thủy tinh đựng mỹ phẩm

Đặc tính của thủy tinh lỏng

Cũng giống như những chất khác, thủy tinh lỏng có những đặc tính như sau:

  • Khối lượng riêng của thủy tinh lỏng là 2.61 g/cm3 và tỷ trọng là từ 1,40 đến 1,42g/cm3.
  • Thủy tinh lỏng được nóng chảy ở 1.088 °C (1.361 K; 1.990 °F).
  • Ở nhiệt độ phòng 25 độ C, độ hòa tan là 22.2 g/100 ml và ở 80 độ C là 160.6 g/100 ml
  • Thủy tinh lỏng tan không tan trong alcohol nhưng tan trong nước.
  • Thủy tinh lỏng rất dễ bị phân hủy bởi các axit kể cả axit cacbonic và được tách ra kết tủa keo đông tụ bởi axit silicsic.
Những đặc tính của thủy tinh lỏng

Cách sản xuất thủy tinh lỏng

Quy trình sản xuất thủy tinh lỏng được sản xuất bằng NaOH và SiO2 khi pha lỏng hoặc pha rắn có sự tham gia của nhiệt độ.

  • Trong pha lỏng: Khi pha lỏng, thủy tinh lỏng được tạo nên bởi sự kết hợp giữa NaOH, SiO2 và nước trộn đều với nhau. Sau đó thông qua các thiết bị để tạo thành hơi.
  • Trong pha rắn: Na2CO3, Na2SO4 ở nhiệt độ thấp với mức nhiệt độ là dưới 900°C và trên 1600°C. Sau khi 2 chất này được nóng chảy, SiO2 sẽ được hòa tan trong dung dịch đang nóng chảy và tạo nên Na2SiO3.
Cách tạo nên thủy tinh lỏng

Ứng dụng của thủy tinh lỏng – chai lọ thủy tinh

Ứng dụng thủy tinh lỏng phổ biến nhất trong lĩnh vực chế tạo thủy tinh vì các thành phần, tính chất có trong hóa chất này có thể hỗ trợ đảm bảo sự bền vũng về cấu trúc, thẩm mỹ và vô cùng sang trọng.

Ngoài ra, hóa chất này còn có thêm nhiều công dụng khác trong cuộc sống đời thường của con người: xử lý bình đựng nước thủy tinh trong hóa học, sản xuất lòng chai thủy tinh đựng sữa, làm chất độn, xử lí nước thải trong sản xuất, sinh hoạt, silicagel, cực điện dương kim loại nhẹ…

Nếu bạn chưa biết thì thủy tinh lỏng cũng chính là thành phần chính của các loại bình sữa của bé, gốm sứ, xi măng, giấy…

Ở lĩnh vực xây dựng, các loại xi măng chịu axit, vật liệu cách âm, cách diện, chịu nhiệt, sơn silicatkeo thủy tinh, chất bọc que hàn điện… đều được chế tạo từ hóa chất Natri Silicat.

Để giữ độ bền cho các loại đồ vật, có thể phủ một lớp thuỷ tinh lỏng lên bề mặt để tạo sự trong suốt.

Ứng dụng được biết đến không kém ngành sản xuất thủy tinh chính là công nghệ nano để bảo vệ bề mặt sơn.

Trong y tế, thủy tinh lỏng đang bắt đầu được nghiên cứu thêm khi trước đây thường được dùng để phun lên các thiết bị cấy ghép, ống thông, vết khâu…

Thủy tinh lỏng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành

Trong ngành nông nghiệp trồng trọt, để bảo quản cây giống tránh nấm mốc, những người nông dân sẽ phủ thêm một lớp sodium vì nó có thể giúp cây tăng cao đề kháng, không bị nấm mốc hoặc mối phá hoại.

Và tất nhiên không thể không kể đến lĩnh vực chế tạo sản phẩm, đây là ứng dụng lớn nhất của hóa chất Sodium Silicate, phục vụ được cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng cho cả trong nước lẫn xuất khẩu sang nước khác, nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực này mang lại là vô cùng lớn.

Cách dùng Water Glass nước thủy tinh chống thấm

Đối với bề mặt trát xi măng hoặc nền bê tông

  • Bước 1. Lau sạch bụi, vết dầu mỡ trên bề mặt cần chống thấm
  • Bước 2. Pha loãng thủy tinh lỏng theo tỉ lệ 1:4, 1 phần Water Glass với 4 phần nước (nên dùng nước sạch để có được hiệu quả cao nhất)
  • Bước 3. Bôi dung dịch vừa pha lên bề mặt cần chống thấm và chờ cho nó khô hoàn toàn.
  • Bước 4. Có thể thực hiện lại bước 3 nhiều lần để đạt hiệu quả mong muốn.

Ngoài khả năng chống thấm nước, thủy tinh lỏng còn chống thấm các chất lỏng tràn như dầu, mỡ… và hạn chế bụi bẩn cho nền nhà tốt.

Đối với vết nứt nhỏ

Có thể trộn thủy tinh lỏng với cốt liệu nhỏ như cát, sỏi, đá…

Đối với các lỗ hổng hoặc vết nứt lớn

Sử dụng trực tiếp thủy tinh lỏng lên vết nứt, không nên pha loãng để tăng hiệu quả lấp đầy.

Những lưu ý khi sử dụng thủy tinh lỏng

Trong khi sử dụng thủy tinh lỏng., bạn cần phải bỏ túi một số lưu ý. Cụ thể như sau:

  • Không sử dụng các bình bằng các chất liệu: nhôm, kẽm, thiếc để cất giữ. Thay vào đó, hãy dùng các thùng bằng nhựa hoặc tôn có nút chặt.
  • Khi sử dụng xong phải đậy kín nắp vì thủy tinh lỏng phân hủy rất nhanh trong không khí.
  • Trong khi làm việc, cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo, kính, găng tay.
  • Không cho thủy tinh kết hợp với Flo vì có thể gây nên cháy nổ. Đồng thời, không nên kết hợp với đồng, thiếc, kẽm hay hợp kim vì sẽ tạo nên khói rất nguy hiểm.