Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0913.466.262
Hotline: 0913.466.262

Thuốc tím là gì , có tác dụng gì? Sử dụng thuốc tím sao cho hợp lý?

Kali Emanganat Kmno4 400x400 2

Thuốc tím là gì , có tác dụng gì? Sử dụng thuốc tím sao cho hợp lý?

Thuốc tím là một trong những loại hoá chất được ứng dụng rất nhiều trong đời sống ngày nay. Vậy thuốc tím có công dụng gì và sử dụng thuốc tím như thế nào để đảm an toàn sức khỏe và vệ sinh môi trường? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này dưới đây…

Kali Emanganat Kmno4
Kali emanganat – KMNO4
Trong thuốc tím có tính sát trùng khá mạnh giúp khử trùng vết thương hiệu quả. Ngoài ra, còn được sử dụng để làm sạch vết bẩn dính trên quần áo… Đừng bỏ qua bài viết này để biết những công dụng tuyệt vời của thuốc tím nhé!
Bật mí tất tần tật về thuốc tím từ thành phần hóa học và công dụng

Thuốc tím là gì? Lưu ý khi sử dụng?

  1. Thuốc tím (Kali emanganat – KMNO4) là gì?

    Thuốc tím là hợp chất có công thức hoá học là KMnO4, hay còn gọi là Kali Pemanganat. Đây là một chất khi bay hơi sẽ tồn tại ở thể rắn với tinh thể màu đen tím. Chất rắn này được ứng dụng rất phổ biến trong công nghiệp sát khuẩn cũng như dùng để tẩy trùng. Đặc biệt, chúng được dùng nhiều nhất là trong lĩnh vực y tế và ngành thực phẩm. 

    Thuốc Tím Là Chất Khi Bay Hơi Sẽ Tồn Tại ở Thể Rắn Với Tinh Thể Màu đen Tím
    Thuốc tím là chất khi bay hơi sẽ tồn tại ở thể rắn với tinh thể màu đen tím
  2. Lưu ý khi sử dụng thuốc tím

    Bạn không được sử dụng thuốc tím với các chất có tính sát trùng, khử khuẩn khác như oxi già, cồn… Hãy bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với thuốc vì đây là hóa chất nguy hiểm nếu bạn không may dính phải.

  3. Những đặc điểm nổi bật của thuốc tím

    – Rất dễ phát nổ hoặc có thể bốc cháy nếu bạn vô tình kết hợp cùng các chất hữu cơ khác.

    – Kali Pemanganat là một chất có tính oxy hóa rất mạnh.

    – Khi pha thuốc với nồng độ đậm thì dung dịch có màu tím đậm và ngược lại nếu pha loãng sẽ có màu tím đỏ.

    – Kali Pemanganat có thể bị phân hủy ở nhiệt độ trên 200 độ C.

Thuốc tím có tác dụng gì?

Kali Pemanganat, KMnO4 là hoá chất được ứng dụng nhiều trong ngành hóa học. Đặc biệt, chất này cũng được sử dụng rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt của chúng ta. Cụ thể với các tác dụng nổi bật như sau:
  1. Dùng trong y tế – Thuốc tím bôi da và sát trùng, làm sạch vết thương

    Năm 1857, lần đầu tiên Kali Pemanganat được đưa vào sử dụng dưới dạng một chất khử trùng. Sau đó, chúng được dùng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh về da, bao gồm cả bệnh nhiễm trùng nấm. Khi thoa lên da, thuốc giúp tiêu diệt vi trùng bằng cách giải phóng oxy. Ngoài ra, chúng còn đẩy nhanh quá trình làm khô vết thương.

    Thuốc tím chuyên điều trị bệnh ngoài da, nhiễm trùng nấm hiệu quả

  2. Một số tình trạng bệnh mà có thể hỗ trợ điều trị bao gồm

    – Bệnh chàm (eczema) bội nhiễm. Nếu bạn bị chàm, thuốc tím có thể giúp làm khô các nốt mụn nước.

    – Vết thương hở, phồng rộp. Kali Pemanganat được dùng để bôi lên các vết thương hở trên da, chảy mủ, phồng rộp… trước khi băng bó.

    – Nấm da và chốc lở. Thuốc có thể điều trị cả các vết nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm da và chốc lở.

    Thuốc tím còn được dùng để sát khuẩn, rửa sạch các vết thương cũng như tẩy uế rất hiệu quả. Chính vì vậy, đây là một trong những chất được nhiều người ưu tiên sử dụng để diệt vi khuẩn.

    Hỗ trợ điều trị các bệnh như chàm, vết thương phồng rộp, nấm da… rất tốt

  3. Thuốc tím dùng để giặt tẩy quần áo

    Ngoài lĩnh vực y tế thì thuốc còn có nhiều công dụng khác mà ít người biết đến. Có thể kể đến như làm thuốc tẩy quần áo. Bộ đôi Kali Pemanganat và chanh khi kết hợp với nhau sẽ giúp áo trắng bị ố vàng trở nên trắng sáng trở lại. Cách thực hiện rất đơn giản:

    – Đầu tiên, bạn cần hòa tan 10g thuốc tím  trong 4 lít nước.

    – Cho quần áo trắng bị dính vết bẩn vào trong hỗn hợp trên và ngâm khoảng 15 phút. Khi đó, áo trắng của bạn sẽ chuyển thành màu tím còn các vết bẩn thì thành màu nâu.

    – Sau khoảng thời gian trên bạn sẽ thấy vết bẩn biến mất. Khi đó, hãy lấy áo ra và vắt cho thật kiệt nước.

    – Bước tiếp theo, bạn 50g bột tranh và pha với một ít nước sạch và tiếp tục ngâm quần áo vào hỗn hợp này. Nước chanh sẽ tẩy màu nước thuốc tím đi và giúp quần áo tươi sáng trở lại.

    Thuốc Tím Và Chanh Giúp Tẩy Sạch Vết ố Vàng Trên áo Trắng Nhanh Chóng
    Thuốc tím và chanh giúp tẩy sạch vết ố vàng trên áo trắng nhanh chóng
  4. Thuốc tím trong thủy sản – Dùng cho cá, diệt khuẩn và khử trùng hồ thủy sản

    KMnO4 được dùng được điều trị bệnh cho cá, hỗ trợ cho ngành nuôi trồng thủy hải sản được an toàn và đạt năng suất hơn. Bởi vì thuốc KMnO4 có thể dùng để tiêu diệt các loại tảo nhằm làm sạch môi trường nước.

    Đối với phần lớn các loại cá, bạn có thể pha theo công thức: thuốc tím và nước với tỷ lệ 2mg/lít (2g/m3). Liều lượng này có thể sử dụng trong thời gian 4 tiếng đồng hồ. Nếu dùng để tắm cho cá trong thời gian ngắn khoảng 30 phút với nồng độ 10mg/lít.

    Thuốc Tím Kmno4 (2)
    Thuốc tím giúp làm sạch nước trong ao, hồ nuôi cá, tiêu diệt các loại tảo.
  5. Ngoài những công dụng kể trên, Kali Pemanganat còn có các tác dụng sau đây:

    – Dùng để hấp thụ khí gas và ứng dụng phổ biến trong ngành cơ khí luyện kim

    – Khử trùng nước và hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước dễ dàng.

    – Dùng để là chất tẩy thực hiện cách tẩy màu trên áo trắng ở trên làm bay màu các chất béo và tinh bột trên vải vóc.

    – Là chất khử trùng được ưa dùng trong ngành dược phẩm.

    thuốc KMnO4 còn được dùng để định lượng nhiều chất trong hóa học phân tích.

    – Rửa rau bằng thuốc tím cũng là một công dụng phổ biến của Kali Pemanganat.

    KMnO4 có tác dụng khử trùng dùng trong ngành thực phẩm

  6. Thuốc tím dùng trong lĩnh vực điều trị các bệnh da liễu

    Để có thể điều trị, bạn nên dùng một phương pháp đặc biệt dành cho người bị các bệnh về da như nhiễm khuẩn, da đỏ toàn thân và viêm da cơ địa. Đó là ngâm tắm với dung dịch thuốc tím 1/10.000, giúp sát khuẩn và chống viêm hiệu quả.

    Khi thực hiện, người điều chế phải đội mũ và đeo khẩu trang. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như KMnO4 bột 2g, bồn tắm kín gió và nước ấm. Tiến hành pha 1g KMnO4 cho 10 lít nước, khuấy đều để thuốc tan hết trong nước. Nước sau khi pha không có màu tím mà chuyển sang hồng cánh sen. Đối với người bệnh về da, bạn hãy cho người bệnh tắm trước với nước ấm. Sau đó mới ngâm tắm với dung dịch thuốc tím 1/10.000. Chỉ ngâm tắm trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Nhớ lau khô cơ thể và mặc quần áo sạch.

    Lưu ý: Nên tắm và pha dung dịch theo đúng liều lượng như trên. Ngoài ra, bạn cần chú ý là thời gian ngâm tắm dành cho người lớn tuổi không quá lâu và phải trông chừng bên cạnh khi ngâm dung dịch thuốc cho trẻ nhỏ.

    Images
    Ngâm, tắm với thuốc tím đúng cách giúp điều trị các bệnh về da
  7. Kali Pemanganat tắm cho bé điều trị bệnh da, trị ghẻ thường gặp ở trẻ hiệu quả

    Thuốc tím trị nấm và các bệnh về da ở trẻ nhỏ rất hiệu quả. Vốn dĩ, da của bé rất mỏng và nhạy cảm nên khi sử dụng thuốc để dùng. Bạn cần phải lưu ý đến hiệu quả của thuốc đối với mỗi loại bệnh như thế nào.

    Bệnh rôm sảy và chàm sữa ở trẻ

    Bệnh nổi rôm sảy ở trẻ xảy ra rất thường xuyên. Triệu chứng bao gồm những mụt nhỏ nổi li ti và chi chít khắp cơ thể, gây nên ngứa ngáy và khó chịu. Ở lưng, ngực, cổ, tay và chân là nơi nổi nhiều nhất. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên để bé ở nơi thông thoáng, tránh bị đổ mồ hôi.

    Đối với bệnh chàm sữa, bé mắc bệnh là do điều kiện thời tiết nóng bức, da sẽ tiết ra mồ hôi và ẩm ướt khiến bé bị ngứa ngáy. Để có thể chữa trị những bệnh đó, Cleanipedia sẽ chỉ cho bạn cách trị bệnh rôm sẩy và chàm sữa ở trẻ hiệu quả với dung dịch thuốc tím. Bạn có thể pha bột thuốc với nước đến khi có màu hồng nhạt. Tắm lên vùng da nổi mẩn đỏ khoảng 15 phút. Sau đó, tắm lại cho bé bằng nước ấm và lau khô cơ thể.

    Hinh Anh Viem Da Di Ung O Nguoi Benh
    Thuốc tím thường dùng để điều trị bệnh rôm sảy và thủy đậu …
Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về thuốc KMnO4 – một chất hữu ích với nhiều công dụng trong đời sống. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng chất hoá học này để khử trùng, diệt khuẩn thì hãy chú ý làm theo hướng dẫn về liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe và để hiệu quả hơn nhé.